Cà phê pha lạnh dường như đang làm nóng lên nhu cầu thưởng thức của tất cả mọi người. Có vẻ như đang có một cuộc cách mạng xảy ra ở khắp các nhà cung cấp dụng cụ pha chế nhằm phục vụ cho phong cách độc đáo này. Càng ngày các sản phẩm càng trở nên đơn giản và dễ sử dụng, và tất nhiên nơi cập nhật nhanh nhất chính là những quán cà phê đặc sản. Bạn hãy tới quán cà phê đặc sản gần nhất thử xem, rất có thể trong menu đồ uống của họ đang có Cà phê Cold Brew đấy 😀
Thực ra xu hướng này không phải mới như bạn nghĩ đâu. Cà phê Cold Brew đã có cả một quá trình lịch sử dài đấy. Nếu không muốn nói là hàng thế kỷ. Cũng truyền thống như ai đấy chứ.
Bạn thử đoán xem! Phong cách pha cà phê lạnh Cold Brew có nguồn gốc ở đâu? Chung nguồn gốc của nơi phát hiện ra cà phê như Ethiopia hay xuất hiện ở Nhật Bản, Việt Nam? Hay những nơi nghỉ dưỡng đầy nắng gió như Hawaii – Mỹ?
Contents
ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ NƠI MÀ CÀ PHÊ LẠNH ĐƯỢC SÁNG TẠO NÊN – HÀ LAN
Hà Lan không chỉ là xử sở của hoa Tulip. Vào thế kỷ thứ 17, những thủy thủ Hà Lan đã sáng tạo nên thức uống này. Họ đã làm điều ấy như thế nào? Và tại sao?
Để có cà phê một cách nhanh nhất phục vụ cho quá trình đi biển kéo dài nhiều tuần vất vả của họ. Và bởi sự thiếu thốn về mặt nhiên liệu đốt hay chăng mà các thủy thủ đã ngâm cà phê vào trong những bình chứa nước và cất dưới khoang tàu. Có lẽ họ cảm thấy cách pha chế này sẽ chiếm ít diện tích, không bị ảnh hưởng bởi sự rung động trên thuyền? Phương pháp này có phải phổ biến tại Hà Lan hay nó chỉ là một giải pháp cho việc pha cà phê trên biển? Chưa ai có kết luận gì về chuyện này.
Chúng ta chỉ có thể khẳng định: Phong cách pha cà phê lạnh Cold Brew được bắt nguồn từ đất nước Hà Lan thôi.
Thật may mắn, những thương nhân Hà Lan đã đem phong cách này tới Nhật Bản, một đất nước cực kỳ giỏi trong việc thánh hóa phong cách của những đất nước khác. (Cứ nhìn cách mà họ biến syphon cà phê trở thành một thứ đồ pha chế đỉnh cao thì biết ngay – dù rằng rõ ràng nó được du nhập từ nước Đức tới).
Nhật Bản phải nói là một đất nước rất có công trong việc truyền bá văn hóa cà phê ra thế giới, thậm chí là ở tầm cao hơn rất nhiều so với những gì họ tiếp nhận. Họ đã cải tiến và sáng tạo ra một phương pháp gọi là Kyoto-Drip (Nghe cứ như đờ ríp tokyo vậy). Phương pháp này chính là cái món Cold Drip mà hiện nay chúng ta đang thấy, kiểu của mấy cái tháp nhỏ giọt qua cà phê như Yama Cold Drip hay Hario Cold Drip.
Nói nhỏ thôi, mấy đại ca Nhật Bản vốn đã quá quen với việc pha trà lạnh từ rất lâu rồi. Nên việc họ pha cà phê theo cách pha trà ấy mà – phải nói là…không thể khác được.
CÀ PHÊ LẠNH TRƯỚC NĂM 2000 – CÓ GÌ HOT?
Vào thế kỷ thứ 19, cà phê đã lan tỏa đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Từ Anh, Nhật Bản cho tới những thuộc địa của Châu Mỹ.
Khi mà Pháp đang đóng chủ quyền tại Châu Mỹ, món đồ uống có tên gọi Mazagran được tạo nên bởi cách pha cà phê nóng với đá lạnh đã trở nên cực kỳ nổi tiếng. Đến nỗi khi những người lính Pháp trở về châu Âu, họ đã đem theo cả món đồ uống này về nhà. Điều này được ghi lại trong cuốn cách All About Coffee của tác giả William H.Uker xuất bản năm 1922.
Cà phê lạnh đã có bước nhảy vọt ở Nhật Bản vào những năm 1960, khi mà công ty cà phê Ueshima phát hành một loại cà phê đóng hộp có hương vị khá đặc biệt kết hợp giữa cà phê, sữa và đường. Người sử dụng chỉ việc cho thêm đá lạnh vào để thưởng thức, hoặc bảo quản lạnh uống ngay.
Một cột mốc khác có thể kể đến là thời điểm hãng illy phát hành cà phê đen pha sẵn đầu tiên của họ. Và để bảo quản cà phê dạng này. Cách duy nhất là bảo quản lạnh, uống lạnh. Hãng này cho đến nay vẫn cứ là đại trưởng cự trong ngành cà phê trên thế giới.
Cũng không thể bỏ qua sự bành trướng của dụng cụ pha cà phê lạnh Toddy do Todd Simpson sáng tạo vào những năm 1960. Sau chuyến du lịch Peru và được thưởng thức cà phê lạnh ở đó. Cái thứ dụng cụ trông có vẻ thô thô xấu xấu ấy không ngờ lại tồn tại đến tận thời điểm này. Không những thế còn rất nổi tiếng và là đại diện chính khiến cà phê Cold Brew bành trướng hơn tại rất nhiều quốc gia.
CÀ PHÊ PHA LẠNH COLD BREW 2017 – VƯỢT XA LỊCH SỬ HAY DẬM CHÂN TẠI CHỖ?
Nếu bạn có để ý 1 xíu, trùm cà phê Starbucks đã tiếp nối và theo đuổi xu hướng cà phê Cold Brew từ năm 2015. Sau đó là các đại gia khác trong ngành cà phê cũng tham gia và game show “câu bờ riu” này. Ai biết Stumptowncoffee không? Họ còn có Cold Brew đóng chai luôn ấy.
Nói ra mới nhớ, mấy tháng trước Starbuck chạy về Hà Nội ở khu Nhà Thờ, bem ngay 1 tiệm Starbuck Reserve có cái món Nitro Cold Brew. Cái món đồ uống mà cà phê được pha Cold Brew lạnh xong rồi lại sục khí Nitơ, rót trực tiếp từ vòi trông cứ như phục vụ bia ấy. Cũng rất là hay! Kể ra có thể coi là cũng tiến hóa lắm chứ bộ.
Thực ra Nitro Cold Brew được sáng tạo bởi Mike McKim, chủ quán cà phê Cuvee Coffee ở bang Texas của Mỹ từ cái hồi 2005 cơ, và thực sự phục vụ món này vào năm 2012. Nó đã nhanh chóng bùng nổ và bay đi khắp thế giới với tốc độ của tên lửa. Đó là lý do tại sao ở xứ sở cà phê bắp đậu như Việt Nam mà giờ Cold Brew cũng sắp trở thành đồ uống bình dân rồi :D.
Nếu chưa thử, các bạn của tôi ạ: Đến đó và gọi đồ uống đi nhé.
Ngon hay không thì mình oánh giá sau.
LIỆU CÀ PHÊ COLD BREW SẼ TIẾN HÓA NHƯ THẾ NÀO NHỈ? CÓ AI Ở ĐÂY TÒ MÒ KHÔNG?
Vẫn biết khó mà dự đoán tương lai lắm, bởi sức sáng tạo của con người là vô hạn. Những kỹ thuật pha thông thường rồi đây cũng sẽ sớm bị lỗi thời. Biết đâu rồi 1 ngày nào đó người ta lại chẳng pha cà phê cold brew trên mặt tối của mặt trăng với -240 độ c thì sao 😀
Nói đâu xa xôi, giờ người ta đã pha cà phê lạnh bằng phương pháp sóng âm rồi đấy. Nhãn hàng Elixir Coffee ở Hoa Kỳ đang sản xuất cà phê lạnh theo cách đặc biệt này. Họ ngâm cà phê vào nước lạnh và phơi dưới sóng âm trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phân tách chiết xuất dạng phân tử (hiện tại sản phẩm có chia loại 8-9-13-14 và 16 giờ ngâm). Kết quả cho được là một thứ cà phê có màu trong vắt như rượu, còn hương vị thì…chưa thử khó nói quá 😀
Thôi! Dù sao đi nữa thì mình cũng hãy cứ thưởng thức cà phê ở “thì hiện tại” đi. Cà phê pha lạnh vẫn đang phát triển rất nhiều công cụ đơn giản, gọn nhẹ dễ sử dụng tại nhà cơ mà. iCup có cả tá đồ pha chế Cold Brew ấy. Nếu thích ngâm cà phê Cold Brew mà lại sóng âm này nọ. Bạn có thể bật nhạc trong lúc chờ đợi nhé. Âm nhạc sẽ làm mình thư thái dễ chịu đi rất nhiều (Nhưng nếu bạn không may ngâm cafe Robusta Việt Nam để uống thì chắc sẽ sốc như nhạc Rock cho coi)
Có thể lựa chọn Kenya hay Ethiopia cho Cold Brew. Bạn sẽ rất thỏa mãn với hương hoa quả thơm mát của những loại cà phê đặc sản này.
Bạn tham khảo thử xem 2 bài viết dưới đây để hiểu hơn về cà phê lạnh và cách pha Cold Brew ở nhà nhé:
Thế giới cà phê Cold Brew rất là thú vị. Bạn hãy tham gia cùng iCup – thế giới dụng cụ cà phê nhé!
Lâu lâu mới đọc được 1 bài viết tâm huyết thế này về cà phê. Mà qua Starbucks ở chỗ Nhà Thờ uống Nitro cold brew thấy cũng khá ok. Tuy cà phê thì có vẻ kém nhưng pha chế thì hoàn hảo! Họ có vẻ nghĩ dân VN mình không biết uống hay sao đó nên không đầu tư được cà xịn.
Cũng thích lắm mà ở HN hơi ít quán có pha kiểu này. Toàn để bày làm hàng, hơi chán. Pour over thì khá nhiều. Mình pha ở nhà thôi mà tìm cà ngon hơi khó
Ở Hà Nội thì uống thử cold brew ở đâu được ad?