“Cà phê đặc sản” hay “coffee specialty” không phải là loại cà phê được thị trường định nghĩa là “ngon” hoặc “cao cấp”. Tiêu chuẩn của cà phê đặc sản được hiệp hội cà phê đặc sản của Mỹ (SCAA) chấm đạt từ 80 điểm trở lên theo thang điểm 100 với những điểm rất cụ thể.
Cà phê đặc sản được trồng tại những khu vực khác nhau với điều kiện địa lý và khí hậu đặc biệt, lý tưởng. Có thể nóng, lạnh, ít mưa hay khí hậu ôn hòa. Có thể cao 1400m hoặc thậm chí trên 2000m so với mực nước biển
Cà phê đặc sản khác biệt bởi những đặc tính và thành phần đặc biệt của đất mà cây cà phê được trồng
Nó đặc biệt và được coi là đặc sản bởi hương vị hoàn toàn khác nhau cho mỗi vùng trồng. Vì vậy đối với cà phê đặc sản, thông tin về nguồn gốc xuất xứ là cực kỳ quan trọng. Bao gồm:
- Nơi trồng
- Cao độ vùng trồng
- Giống cà phê
- Thời điểm thu hoạch
- Phương pháp chế biến
- Người trồng
Ví dụ như: Cà phê Ethiopia của vùng Yirgacheffe có độ cao 2200m, giống Arabica bản địa, thu hoạch vào tháng 10-12, chế biến ướt. Hương vị đặc trưng: Hương cam quýt chín, socola, nho đen, body tốt là 1 số từ khóa khi nói về cà phê Ethiopia của vùng đó.
Ở Việt Nam, những đơn vị tâm huyết với ngành cũng đang dần nỗ lực cải thiện chất lượng cà phê. Một số vườn cà phê bắt đầu có tên người chủ sở hữu và canh tác, đầu tư giống tốt, quy trình chăm sóc, thu hái và chế biến theo tiêu chuẩn Mỹ.
Bên cạnh đó cà phê đặc sản cũng bắt đầu được nhập khẩu về Việt Nam, đến tay những nhà rang xay cà phê chuyên nghiệp để đem những hạt cà phê đặc sản tới tay người tiêu dùng.
Các bạn có thể tham khảo cụ thể hơn trong danh mục cà phê đặc sản của iCup nhé!